Mã vạch là gì và ý nghĩa của nó trong hoạt động kinh doanh sản xuất?

              Mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số.

              Ngày nay, mã vạch đã được sử dụng rất phổ biến và trở nên hữu ích trong cuộc sống. Từ hàng hóa sản phẩm đến các doanh nghiệp đều sử dụng mã vạch. Sở dĩ mã vạch trở nên phổ biến như vậy là để dễ phân loại và nhân diện hàng hóa. Vậy thì chính xác định nghĩa về mã vạch là gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là bài viết về mã vạch là gì và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

1- Mã vạch là gì?

Theo wikipedia

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...

Hay một cách giải thích khác thì:

Mã vạch (Barcode)  là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

Bạn có thể xem thêm bài viết về decal in mã vạch

2- Vậy ý nghĩa của các loại mã vạch là gì? 

Về cơ bản: Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạchMã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Mã vạch giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Thông qua mã vạch chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. 

Tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện.

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại. Trong đó phổ biến nhất trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.

Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau:

 

  • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
  • Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Trên đây, chúng tôi  đã giải thích sơ lược về mã vạch là gìý nghĩa của mã vạch . Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn về mã vạch cũng như các thông tin cơ bản của nó.

Tags

Comments

No posts found