Cảnh báo Cookie được sử dụng trên trang web này để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất. Nếu bạn tiếp tục, chúng tôi giả định rằng bạn đồng ý nhận cookie từ trang web này. OK

5 nguyên nhân khiến cho mã vạch của bạn không thể quét được?

                   Mã vạch không thể quét được là do khoảng cách của các mã vạch quá xa nhau, do tem nhãn của bạn bị mờ, do kết nối giữa máy quét mã vạch và máy tính.....

                   Ngày nay, không ai có thể phủ nhận những lợi ích và ứng dụng tuyệt vời của mã vạch mà nó mang lại trong cuộc sống. Hầu hết các ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp đều cần đến mã vạch để quản lí hàng hóa, quản lí tài sản của mình. Nhưng một điều bất cập là nhiều khi mã vạch của bạn thường không thể quét được. Vậy, đâu là các nguyên nhân dẫn đến máy quét mã vạch không thể quét được mã vạch. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Mã vạch của bạn không quét được do một số lí do như sau:

Nguyên nhân 1- Do khoảng cách của mã vạch:

Thông thường, khoảng cách tuyệt vời nhất của mã vạch là không quá dài hoặc quá ngắn mà phù hợp với máy in mã vạch

Ở đây, lỗi do khoảng cách mã vạch có thể được hiểu là chiều dài hay chiều ngang của mã vạch là quá dài có thể vượt qua độ quét của máy đọc. Quá ngắn khiến cho mật độ của mã vạch quá sát nhau, điều này làm cho máy in mã vạch khó nhận diện được tem nhãn mã vạch

Vậy giải pháp ở đây là bạn hãy in thử một vài mẫu tem nhãn mã vạch có kích thước khác nhau rồi thử nghiệm. Với độ dài nào mà máy in tem nhãn mã vạch đọc tốt thì bạn hãy sử dụng nó. 

Nguyên nhân 2- Do tem nhãn mã vạch của bạn in bị mờ:

Nguyên nhân nữa dẫn đến máy quét mã vạch không thể quét được đó là tem nhãn mã vạch của bạn bị mờ. Lí do khiến cho tem nhãn mã vạch của bạn bị mờ có thể là do máy in mã vạch của bạn bị lỗi , do giấy in mã vạch bị ẩm ướt hoặc bị phải hàng không đúng tiêu chuẩn chất lượng, hay do mực in của bạn không đảm bảo. 

Với các nguyên nhân này, bạn hãy thử in tem nhãn mã vạch trên một máy in mã vạch khác, in thử trên một cuộn giấy in khác hay dùng một loại mực in khác. 

Sau khi đã thử hết các cách, hãy dùng máy in tem nhãn mã vạch để kiểm tra lại. 


Nguyên nhân 3- Do kết nối giữa máy máy quét mã vạch với máy tính

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do kết nối giữa máy tính với máy quét mã vạch của bạn. Điều này khiến cho máy quét mã vạch sẽ kêu tiếng bíp nhưng lại không có mã vạch

Nếu quét mã vạch mà nghe 1 tiếng “bíp” thì có nghĩa là máy quét đã quét thành công. Nhưng  vấn đề là máy quét đã không đưa được dữ liệu vào máy vi tính.

Để xử lí vấn đề này, bạn nên kiểm tra lại dây cáp, đầu kết nối giữa máy quét mã vạch với máy tính. Hãy  thử gõ bàn phím xem còn hoạt động hay không. Nếu nó không hoạt động thì chứng tỏ các đầu tiếp xúc không tốt. Lúc này,  bạn nên rút các đầu cắm ra, kiểm tra và cắm lại. Khi nào cả máy quét và bàn phím cùng hoạt động tốt thì dữ liệu mới có thể đưa được vào máy vi tính.

Nguyên nhân 4- Do dùng sai máy quét mã vạch để  phân mã code 

Hiện nay, có 2 loại mã vạch chính đó là mã vạch 1Dmã vạch 2D

Mã vạch 1D là loại mã vạch tuyến tính. Các mã vạch được sắp xếp theo thứ tự hàng ngang,  tức là đọc các mã vạch đơn giản song song.

Mã vạch 2Dmã vạch 2 chiều như PDF-417, Maxicode, Data Matrix v.v… nhận diện nó khá dễ dàng.  Mã này có  khối chấm hình vuông và dĩ nhiên cũng quét được các loại mã vạch 1D
Với các loại mã vạch 1D 2D chúng ta có các loại máy quét khác nhau. Máy quét mã vạch 2D cao cấp hơn so với máy quét mã vạch 1D. Do vậy nếu dùng máy quét mã vạch 1D thì không thể quét được mã vạch 2D. Nhưng với máy quét 2D có thể dễ dàng đọc được mã vạch 1D.

Nguyên nhân 5: Do giấy in mã vạch bị hư hỏng trong quá trình sử dụng dẫn đến mất thông tin. 

Nguyên nhân hi hữu khác đó là giấy in mã vạch của bạn bị mất thông tin do trong quá trình sử dụng nó có thể bị rách hoặc bị ấm ướt dẫn đến không còn đủ các mã vạch để máy in mã vạch có thể đọc được. 

Trường hợp giấy in mã vạch bị mất một bên có thể khiến cho máy in mã vạch không thể đọc được mã vạch kể cả 1D lẫn 2D. Một số máy quét thông minh có thể vẫn nhận diện được mã vạch đó. Nhưng hầu hết thì đều không thể. 

Nếu xảy ra vấn đề này, nếu có thể hãy in lại tem nhãn mã vạch rồi dán lại lên trên sản phẩm. Nếu không thể in lại, hãy xem xét rồi điền lại mã vạch bằng tay vào máy tính. 

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn nhứng lí do khiến cho mã vạch của bạn không thể quét được. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng tem nhãn mã vạch. Tránh tình trạng bị các lỗi không đáng có. 

Tags

Comments

No posts found

Bài viết mới

Bài viết khác