Cảnh báo Cookie được sử dụng trên trang web này để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất. Nếu bạn tiếp tục, chúng tôi giả định rằng bạn đồng ý nhận cookie từ trang web này. OK

4 bước để chọn tem nhãn mã vạch cho siêu thị

                  4 bước để chọn tem nhãn mã vạch cho siêu thị đó là : đăng ký với GS1, thiết kế nhãn mã vạch trên chất liệu decal in tem nhãn mã vạch, xác định decal tem nhãn cần lựa chọn, và xác minh mã vạch mà bạn đã lựa chọn. 

                  Ngày nay, mỗi khi đi vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi chúng ta thường thấy các sản phẩm đều được gắn nhãn mác, tem nhãn sản phẩm. Và trên mỗi sản phẩm đó, chúng ta thường thấy mỗi sản phẩm đều được gắn một tem nhãn mác, được gắn cho một mã số, mã vạch khác nhau. Không phải đơn giản để có được một mã vạch, mã số gắn trên mỗi sản phẩm đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mã số, mã vạch đó được tạo ra như thế nào qua bài viết dưới đây.

Ảnh minh họa: Tem nhãn mã vạch siêu thị 

Để sản phẩm của bạn có thể vào được siêu thị thì  những gì bạn cần làm là sản phẩm của bạn phải có mã  code EAN. Để tạo được mã vạch EAN thì bạn cần phải có giấy decal in tem nhãn mã vạchmáy in tem nhãn mã vạch.

Bước 1: Đăng ký với GS1

Trước hết, để có được mã vạch sản phẩm bạn phải đăng kí với GS1 Việt NamGS1 Việt Nam là tổ chức MSMV quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế từ tháng 5/1995 và được cấp đầu mã số quốc gia GS1 là 893.

GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế; đại diện cho GS1 để triển khai Hệ thống GS1 tại Việt Nam. GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ MSMV trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, cũng như ứng dụng MSMV cho trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI).

GS1 Việt Nam là  người kiểm soát mã số công ty cho mã vạch EAN của bạn, họ sẽ có thể cung cấp các số được yêu cầu để cho phép bạn in mã số, mã vạch cho sản phẩm của mình.

Số barcde được tạo thành từ mã quốc gia, mã số thuế công ty của bạn, code sản phẩm và số kiểm tra.

Bước 2: Thiết kế tem nhãn mã vạch trên phần mềm thiết kế. 

Tiếp theo, bạn nên cân nhắc xem nên in mã sản phẩm trực tiếp lên bao bì sản phẩm hay in mã vạch lên tem nhãn mã vạch rồi dán lên sản phẩm. 

Trường hợp nếu bạn in mã vạch trực tiếp lên sản phẩm thì nhiều trường hợp do sai sót trong khâu in ấn thiết kế, bạn sẽ gặp phải sai sót dẫn đến mã vạch bị sai, điều này sẽ khiến bạn phải thay cả bao bì sản phẩm. 

Còn nếu bạn muốn in lên tem nhãn, thì  hãy quyết định kích thước tem nhãn mã vạch phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn. Bạn có thể  sử dụng phần mềm thiết kế như Bartender hoặc Labelview, để thiết kế đủ thứ thông tin cần in của mình bằng bất kỳ thứ gì từ barcode đơn giản đến một tem sản phẩm hoàn chỉnh với hình ảnh, văn bản, trường ngày và mã vạch.

Bước 3: Lựa chọn decal tem nhãn mã vạch phù hợp. 

Sau khi hoàn thành bản thiết kế, bạn sẽ phải in chúng trực tiếp lên bao bì sản phẩm của bạn hay in lên nhãn mã vạch

Điều  này đồng nghĩa với việc muốn thực hiện được bạn sẽ phải có  máy in tem mã vạch với loại chất liệu giấy decal dạng cuộn phù hợp với máy in tem mã vạch, với  môi trường sử dụng,... nhưng điều này cũng có thể được thực hiện  với một máy in laser hoặc máy in phun A4 nhãn laser.

Hiện nay, có rất nhiều loại máy in tem nhãn mã vạch trên thị trường. Nhưng bạn có thể lựa chọn một máy in tem nhãn mã vạch và các cuộn giấy in mã vạch phụ thuộc vào số lượng nhãn bạn cần in, kích thước tem nhãn mã vạch của bạn và môi trường bạn đang in. 

Xem thêm: sản phẩm cuộn tem nhãn in mã vạch.

Sau khi có máy incuộn giấy in tem nhãn mã vạch tương ứng.  Bạn có thể kết nối nó với phần mềm in tem nhãn của bạn và in sản phẩm tem nhãn mã vạch mà bạn thiết kế.

Bước 4: Xác minh tem nhãn mã vạch của bạn

Thông thường, để sản phẩm của bạn có thể vào được siêu thị hay cửa hàng thì điều đầu tiên các siêu thị của hàng đó muốn là các sản phẩm của bạn phải được xác minh mã vạch, để đảm bảo rằng họ sẽ quét mã vạch sản phẩm tại các cửa hàng trong cửa hàng của họ.

Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần một bộ xác minh mã vạch, hầu hết yêu cầu mã xác minh mã vạch REA Scancheck được sử dụng. Trình xác minh này có thể được sử dụng để quét từng mã vạch hoặc kiểm tra ngẫu nhiên mã vạch để đảm bảo rằng chúng vượt qua các tiêu chuẩn đọc mã vạch (được báo cáo là tốt, cảnh báo hoặc không thành công). 

Vì một số siêu thị phát hành tiền phạt cho mã vạch không thành công, trình xác minh mã vạch là thành phần chính khi cung cấp số lượng lớn sản phẩm vào siêu thị.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn 4 bước để chọn tem nhãn mã vạch cho siêu thị. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn thuận tiện hơn trong quá trình lựa chọn giấy in tem nhãn mã vạch cho sản phẩm của bạn để đưa vào siêu thị phân phối

Tags

Comments

No posts found

Bài viết mới

Bài viết khác